Tip and Tutorial

5 Ca Khúc Mà Người Chơi Guitar Có Thể Học Hỏi Từ Nirvana

Nirvana có lẽ đã quá quen thuộc với những fan cứng cạ của văn hoá rock and roll. Và hôm nay hãy để Loop Central giới thiệu đến mọi người 5 ca khúc chắc chắn tay guitar nào cũng nên phải nghe một lần.
Đoàn Nguyễn Gia Bảo 05 tháng 01,2022

Bốn hợp âm “huyền thoại” của “Smells Like Teen Spirit”, đoạn riff catchy của “Page-One” trong “Come As You Are”... Không bao giờ có thể kể hết được những điều tuyệt vời mà Nirvana đem lại cho nền văn hoá rock and roll Mỹ nói chung và thế giới nói riêng. Và nếu bạn có một chiếc guitar cạnh bên và một niềm đam mê vô hạn? 5 ca khúc dưới đây là “kho báu” để bạn có thể khai phá đấy. 

Lithium (Nevermind, 1991)

Tiếng clean của cây Strat, kết hợp pre-amp Mesa/ Boogie/ Dual Rectifier/ Crown hoà với chiếc amp Marshall 4x12, cho âm thanh đầu ra không thể hay hơn. Kỹ thuật glissando tuyệt vời của Cobain kèm theo chút màu tối của “Locrian mode”. Tất cả đã tạo nên một đoạn riff guitar cực kì catchy và sẽ kích thích các tay guitar ngay từ lần nghe đầu tiên. Ngoài ra phần trầm của bài cũng được viết rất hay khi sử dụng kĩ thuật đối âm để viết phần rhythm cho bass trùng với phần guitar. Một kĩ thuật viết quen thuộc của The Beatles, ban nhạc huyền thoại và cũng là “thần tượng” của Nirvana. 

“Lithium” cũng vô tình khai sinh ra ca khúc bí mật của album, “Endless Nameless”. Ca khúc này được tạo ra từ nỗi thất vọng của Cobain khi thu âm “Lithium”. Và sau nhiều lần thu không thành, không kiềm chế được cảm xúc, Cobain đã đập vỡ cây Strat của anh ấy trong phòng thu, thay vì trên sân khấu live như các ban nhạc khác hay làm khi đạt được cảm giác phấn khích nhất. 

Sappy (Various)

Vì nhiều lý do khác nhau, “Sappy” là một trong những bài hát “khác lạ” nhất nhưng cũng thú vị nhất của Nirvana. Đầu tiên là ca khúc nổi lên trong giai đoạn thành công của Cobain, khi mà anh không thể ngăn cản giai điệu cứ dồn dập tới. Tuy nhiên khi đến lúc thu âm thì Nirvana đã thử thu tới 3 lần với 5 tay trống khác nhau nhưng chưa có tay trống nào đáp ứng được yêu cầu của ban nhạc. Không có bản ghi âm nào trong số này được đưa vào album chính thức và phiên bản thời đại “Grohl Nevermind” vẫn chưa được phát hành dưới bất kỳ hình thức nào. 

"Sappy" mang đậm những dấu ấn của Nirvana với cấu trúc bài hát kinh điển gồm các hợp âm 5 kèm theo các câu thơ hoặc lời hát mạnh mẽ. Và bất ngờ hơn là đoạn solo hoàn toàn không được Cobain soạn kĩ lưỡng. Cobain đã từng chia sẻ rằng nhạc lý với anh là thứ rất khó khăn để “dung nạp” và câu solo trong bài này hoàn toàn được anh soạn một cách ngẫu nhiên. May mắn là nó hoàn toàn hợp với ca khúc này. 

 

All Apologies (In Utero, 1993)

Có rất nhiều phiên bản của “All Apologies” để bạn đắm chìm vào, từ bản demo tại nhà của Nirvana được chơi ở tốc độ thấp cho tới bản phòng thu “MTV Unplugged” tuyệt vời của band. 

Đứng dưới góc độ của người chơi guitar, nốt bass bay bổng cùng với giai điệu du dương mang hơi hướng classic giúp tạo nên màu sắc đặc trưng của bài hát. Điều đặc biệt trong bản thu này là phần guitar không phải là do Cobain thể hiện, anh đã thuê Pat Smear, nghệ sĩ guitar hay nhì thời đó để giúp Cobain loại bỏ áp lực. 

Khi ca khúc chuyển sang phần điệp khúc, “All Apologies” cho chúng ta thấy rõ triết lý “âm thanh đơn giản dẫn đến thành công” của Cobain nói chung và Nirvana nói riêng. Điểm mấu chốt chính là hợp âm G, hợp âm này cho người nghe cảm giác như là mãi mãi, không thể giải quyết. Và đó cũng chính là ý đồ của Cobain khi cho ngân dài hợp âm G ra để tạo sự căng thẳng trước khi chốt hạ bằng hợp âm A. Với tiến trình hợp âm I IV V độc đáo của Kurt Cobain, không nhiều ca khúc thời đó đi hợp âm như vậy, và anh ấy đã làm được. 

About A Girl (Bleach, 1989)

Không hoành tráng như “Smells Like Teen Spirit”, không có khách mời nổi tiếng. Show diễn ra mắt “About A Girl” diễn ra với trang phục “như đi đưa tang” của Cobain và sự hồi hộp của ban giám MTV, vì nếu thất bại thì chuyện gì đến rồi sẽ đến. Nhưng không, “About A Girl”, “The Vaselines”, “The Meat Puppets”... những ca khúc mới toanh được Cobain và Nirvana trình diễn trước sự nồng nhiệt của hàng nghìn khán giả. Không chỉ ra mắt thành công vang dội, ca khúc còn đem lại kỉ lục đầu tiên cho Nirvana. 

Về phần thu âm, chỉ với giá 600 đô la. Album “Bleach” có giá rẻ hơn gần 100 lần so với Nevermind, thật khó tin nhưng đây là sự thật. Ca khúc này là ca khúc duy nhất được phối theo kiểu pop với âm thanh vui vẻ, hào hứng ở hợp âm Em/G của intro, kết hợp với giọng bè phụ hoạ và tiếng tambourine ngân đều. Tất cả những điều đó cho chúng ta một cảm nhận rõ nét về Cobain. Anh không chỉ hầm hố với rock, anh còn có một tình yêu đặc biệt dành cho nhạc pop. 

School (Bleach, 1989)

Như đã nói ở trên, trừ “About A Girl” ra thì “Bleach” chứa đầy những đoạn riff nặng nề, tiếng đàn được vặn xuống tông như một điểm đặc trưng của các ban nhạc Grunge thời đó. Ca khúc với tiết tấu nhanh, giật, đảo phách liên tục và được kết thúc một âm rung tinh tế ở nốt cuối cùng trước khi nó bắt đầu lại chuỗi điệp khúc nhanh và mạnh như trước đó. 

Ở ca khúc này thì phần solo của Cobain đã được cải thiện hơn rất nhiều. Bắt đầu với những scale mở rộng sau đó anh dần dần chiếm lĩnh được tất cả các nốt nhạc trên cần đàn. Không còn những sự ngẫu nhiên như trước đó, giờ đây với “School” thì Cobain đã nghiêm túc với bản thân hơn và ca khúc cũng nhờ vậy đã đánh bóng tên tuổi của anh và Nirvana thêm nhiều hơn. 

                                                                       (Theo Musicradar)






 

Tags:
Nirvana Guitar

Related post