
Khi nghe những ca khúc J-Pop/Rock hay những bản opening và ending của các bộ anime, chúng ta thường nhận thấy người Nhật có những cách viết nhạc, đi giai điệu rất khác biệt so với những nước khác. Vậy điều gì đã làm nên nét đặc trưng cho âm nhạc Nhật Bản?
Câu trả lời nằm ở tiến trình hòa thanh của bài hát. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào vòng hòa thanh phổ biến nhất trong thị trường J-Pop/Rock hay với một cái tên khác là “royal road progression”: IV - V - iii - vi
Một số ví dụ tiêu biểu đã sử dụng tiến trình hòa thanh này là:
Có thể nói, vòng hòa thanh này là một sự phát triển từ hòa thanh của phương Tây, hay cụ thể hơn là nhạc Jazz. Thử nhìn vào tiến trình hòa thanh ii - V - I, đây được coi là xương sống của hầu hết các bản Jazz standards. Trong một âm giai trưởng, mỗi một bậc có một vai trò của chính nó và hoạt động theo quy luật. Cụ thể:
-
Bậc 1 (I), bậc 3 (iii) và bậc 6 (vi) là tonic;
-
Bậc 2 (ii) và bậc 4 (IV) subdominant;
-
Bậc 5 (V7) và bậc 7 (VIIm7b5) là dominant.
Nhìn vào tiến trình hòa thanh ii - V - I, ta có thể thấy nó được triển khai theo quy luật subdominant -> dominant -> tonic. Và vì những bậc có chức năng giống nhau có thể thế chỗ cho nhau, nên từ đó ta có thể viết lại được vòng hòa thanh IV - V - iii - vi như trên.
Bên cạnh đó, vòng hòa thanh này còn có thể biến đổi tùy theo dụng ý của tác giả. Sau đây là một số các biến thể được phát triển từ vòng hòa thanh trên.
1. IV - V - vi
Đây là một cách phổ biến khi nhạc sĩ bỏ đi hợp âm bậc 3 (iii) để đi luôn tới hợp âm bậc 6 (vi) để tạo cảm giác đi lên liền mạch mà vẫn giữ nguyên vai trò của từng hợp âm đó là subdominant -> dominant -> tonic.
2. IV - V - vi - I
Ở đây, chúng ta có thể thấy bậc 3 (iii) cũng được bỏ đi và sau đó bậc 1 (I) được thêm ở cuối. Mục đích của việc này là vì khi ở bậc 6 (vi) ta sẽ có cảm giác có phần u tối của hợp âm thứ nên để tạo cái kết tích cực hơn ta đi về bậc 1 (I) - vốn được coi là “nhà” của âm giai trưởng.
3. IV - V - vi - iii
Ở vòng hòa thanh này, bậc 3 (iii) và bậc 6 (vi) đã được đổi chỗ cho nhau. Điều thú vị của vòng hòa thanh này là nhạc sĩ có thể thay đổi tính chất của bậc 3 (iii) theo dụng ý của mình. Ví dụ, hợp âm bậc 3 có thể đổi từ hợp âm thứ (iii) thành hợp âm dominant 7 (III7) để tạo cảm giác như câu chuyện vẫn đang còn bỏ ngỏ và chưa được giải quyết. Đồng thời, bậc 3 cũng có tác dụng là để hút về bậc 4 (IV) và bắt đầu lại vòng hòa thanh đó.
Ngoài ra, để phá bỏ sự lặp đi lặp lại của một tiến trình hòa thanh, chúng ta cũng có thể kết hợp các biến thể trên với nhau.
Các bạn có thể xem thêm nhiều ví dụ khác về các cách sử dụng ở đây:
Tuy nhiên, nhiều người nghe cho rằng, việc sử dụng đi sử dụng lại một vòng hòa thanh sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán và thiếu tính nguyên bản. Thế nhưng trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, việc sử dụng "royal road progression" vẫn chưa bao giờ biến mất trên bản đồ âm nhạc Nhật Bản. Những người nghệ sĩ vẫn không ngừng tìm cách làm mới nó để không tạo cảm giác nhàm chán hay dễ đoán cho người nghe. Lấy album THE BOOK của YOASOBI được phát hành vào đầu năm nay làm ví dụ. Trong album có 3 bài hát tiêu biểu đã sử dụng tiến trình hòa thanh IV - V - iii - vi là Tabun, Tracing That Dream và Yoru ni kakeru. Ở điệp khúc bài Tracing That Dream, YOASOBI đã sử dụng tiến trình hòa thanh như sau:
I - III7 - vi - bvi - v - I7- IV - V - iii - vi
Chúng ta có thể thấy vòng hòa thanh quen thuộc xuất hiện ở phần sau. Và điều đặc biệt nằm ở phần trước và cách nối 2 phần lại với nhau. Ở đây chúng ta thấy bậc 3 đã không còn là hợp âm thứ mà được đổi thành hợp âm dominant 7 để tạo sự căng thẳng hơn. Sau đó, chúng ta đi từ bậc 6 (vi) lùi về bậc b6 (bvi) và lùi tiếp về bậc 5 (v), đây là kỹ thuật lùi hoặc tiến dần nửa cung - có tên là “chromaticism” được sử dụng phổ biến trong nhạc Jazz. Đến đây, bậc 5 đã trở thành hợp âm thứ chứ không còn là hợp âm dominant 7 như thường nữa, đồng thời bậc 5 (v) giờ đóng vai trò như bậc 2 của bậc 4 (IV). Tiếp sau đó, bậc 1 cũng không còn là hợp âm trưởng nữa mà lại đổi thành hợp âm dominant 7, lí do là vì giờ nó đã đóng vai trò làm bậc 5 của bậc 4 (IV). Và cuối cùng ta đến với bậc 4 (IV), giờ ta có thể nhận thấy tiến trình v - I7 - IV chính là hòa thanh ii - V - I quen thuộc tính theo âm giai của bậc 4 (IV). Việc mượn hòa thanh ii - V - I để nối giữa các bậc lại với nhau cũng là một kĩ thuật rất phổ biến trong nhạc Jazz và R&B. Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về các cách xử lí sáng tạo để thoát khỏi sự lặp đi lặp lại trong việc viết nhạc của những nghệ sĩ Nhật Bản.
Có thể nói, lối sáng tác nhạc này cùng sự cố gắng sáng tạo không ngừng chính là một yếu tố quan trọng đằng sau nét đặc trưng của những ca khúc J-Pop.
Read more

Cashmere Cat Trở Lại Với Ca Khúc Đầu Tiên Nằm Trong Album Sắp Tới
Sau khi chính thức công bố thông tin phát hành về album Princess Catgirl vào tuần qua. Cashmere Cat đã cho người hâm mộ nếm thử màu sắc âm nhạc của album này với bản phát hành đầu tiên mang tên "EMOTIONS".

"Worlds" Của Porter Robinson Tròn 6 Tuổi - Ngày Sinh Nhật Của Album Mang Tính "Cách Mạng" Nhất EDM
13/8/2014, khi cả thế giới đang nhảy múa theo những bản nhạc EDM sôi động, đầy năng lượng, và phù hợp với những buổi "quẩy" náo nhiệt của các lễ hội lớn, một album đã xuất hiện và thay đổi tất cả.

Deadmau5, Steve Aoki Và Dillon Francis Biểu Diễn Tại Lễ Hội Trực Tuyến Của Fortnite
Cuối tuần này, deadmau5, Steve Aoki và Dillon Francis sẽ biểu diễn tại lễ hội trực tuyến Party Royale tổ chức bởi game online Fortnite.

Shaq: "Tôi Không Được Trả Tiền. Tôi Làm Vì Muốn Chơi Đùa Với Nhạc Bass"
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với SiriusXM, Shaq đã bất ngờ tiết lộ một thông tin mà có thể là cú sốc lớn với nhiều người yêu quý anh.

Roland Kỉ Niệm 40 Năm Ra Mắt TR-808 - Thiết Bị Âm Thanh Đại Diện Cho Âm Nhạc Hiện Đại
Hãng thiết bị điện tử nổi tiếng Nhật Bản - Roland vừa cho ra mắt một video tài liệu ngắn cùng với một loạt những phần quà miễn phí cho người dùng, nhân ngày kỉ niệm 40 năm sản xuất và phát hành TR-808.

Kendrick Lamar Đang Thực Hiện Album “Cuối Cùng” Của Mình Cùng Top Dawg Entertainment
Kendrick Lamar đang “lên dây” để đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ.